Trong thế giới kiếm hiệp của Kim Dung, giang hồ vốn là nơi nguy hiểm, sinh tử khó lường. Nếu không có võ công phòng thân, một nhân vật hạng thường dễ dàng mất mạng dưới tay những kẻ tàn ác như Lý Mạc Sầu hay Mai Siêu Phong. Tuy nhiên, trong giang hồ, vẫn tồn tại những nhân vật may mắn đến khó tin. Dù võ công thấp kém nhưng khi hành tẩu giang hồ, họ không những sống sót mà còn được hưởng lợi lớn.
Đoàn Dự là một ví dụ điển hình. Lần đầu tiên rời khỏi Đại Lý, chàng không hề biết võ công. Thế nhưng, tại Vô Lượng sơn động, Đoàn Dự lại may mắn có được hai tuyệt học Bắc Minh Thần Công và Lăng Ba Vi Bộ.
Đoàn Dự là một trong những nhân vật gặp được kỳ ngộ võ công tuyệt học trong thế giới kiếm hiệp của Kim Dung. (Ảnh: Sohu)
Hư Trúc cũng tương tự, khi mới rời khỏi Thiếu Lâm Tự, võ công của chàng rất yếu. Nhưng tại Lôi Cổ sơn, Hư Trúc đã được Vô Nhai Tử truyền thụ hơn 70 năm nội lực.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký cũng có nhiều nhân vật có số phận vô cùng kỳ lạ. Người may mắn nhất phải kể đến Trương Vô Kỵ. Tuy tuổi thơ bất hạnh nhưng khi trưởng thành, Trương Vô Kỵ lại được ông trời chiếu cố. Chàng có được Cửu Dương Thần Công, Càn Khôn Đại Na Di, Thái Cực Quyền Kiếm cùng thân phận Giáo chủ Minh Giáo. Bên cạnh đó, Trương Vô Kỵ còn có bốn mỹ nhân vây quanh.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký thì Trương Vô Kỵ cũng là một nhân vật có số phận vô cùng kỳ lạ. (Ảnh: Sohu)
Người thứ hai là Quách Tương, tổ sư phái Nga Mi. Dù cha mẹ đều mất và không tìm được Dương Quá, nhưng Quách Tương lại là người duy nhất mà Kim Dung cảm thấy có lỗi và muốn đền bù. Có lẽ như một số độc giả nhận xét, ban đầu Kim Dung muốn Quách Tương và Dương Quá đến với nhau. Nhưng vì nhiều người phản đối nên ông đành để Tiểu Long Nữ "hồi sinh". Sau đó, Kim Dung đã bù đắp cho nàng bằng thân phận tổ sư phái Nga Mi.
Người đó chính là "Vạn Thọ Vô Cương" Thọ Nam Sơn. Sau khi bị Huyền Minh Nhị Lão đánh trọng thương, Trương Vô Kỵ đã cùng Triệu Mẫn trốn vào rừng sâu. Tại đây, họ tình cờ gặp Thọ Nam Sơn. Ông dù là người trong giang hồ nhưng không có nhiều võ công, chỉ muốn kiếm sống qua ngày và "lá gan cũng nhỏ" nên đã bị Triệu Mẫn lợi dụng.
Thọ Nam Sơn là người không có kỳ ngộ, cũng không có võ công, vậy mà lại sống thọ ngang ngửa Trương Tam Phong. (Ảnh: Sohu)
Thọ Nam Sơn học võ thì chẳng bằng ai, chỉ có cách ăn nói "uyển chuyển" và tài "đi chợ nấu cơm" là giỏi. Khi bị Triệu Mẫn "dọa chết" thì lập tức vô cùng nghe lời. Triệu Mẫn nghiêm mặt nói: "Chỉ là ngươi cả đời phải sống ở phương nam. Hễ thấy băng tuyết là sẽ mất mạng ngay. Ngươi mau chóng đi về phía nam, nơi ở càng nóng càng tốt. Nếu bị cảm mạo, ho hen thì rất nguy hiểm."
Trên thực tế, Triệu Mẫn bảo ông ta đến phương nam là để ngăn ông ta đi về phương bắc, tránh việc ông ta cùng đồng bọn đến truy sát hai người. Kết quả, Thọ Nam Sơn lại tin là thật, ông ta bái biệt hai người, vừa ra khỏi miếu đã đi về phía nam. Quả nhiên cả đời ông ta sống ở Lĩnh Nam (vùng phía nam Ngũ Lĩnh, tức vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc), cẩn thận giữ gìn sức khỏe, không dám để bản thân nhiễm lạnh. Mãi đến niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh mới qua đời. Tuy không phải "vạn thọ vô cương" thật sự nhưng cũng được hưởng thọ.
Lúc này, Trương Vô Kỵ được sinh ra thì Trương Tam Phong đã khoảng 90 tuổi. (Ảnh: Sohu)
Lúc Trương Vô Kỵ được sinh ra thì Trương Tam Phong đã khoảng 90 tuổi. Vậy nên khi Trương Vô Kỵ 20 tuổi thì Trương Tam Phong khoảng 110 tuổi. Theo sử sách ghi chép, Trương Tam Phong sinh năm 1247. Như vậy, việc Thọ Nam Sơn gặp Trương Vô Kỵ xảy ra vào khoảng năm 1357. "Vĩnh Lạc" là niên hiệu của vị hoàng đế thứ ba nhà Minh, Minh Thành Tổ Chu Đệ, tại vị bắt đầu từ năm 1402 đến năm 1424. Thọ Nam Sơn chết vào niên hiệu Vĩnh Lạc, ước tính ông ta mất vào năm 1413, tức là 56 năm sau khi gặp Trương Vô Kỵ.
Theo nội dung trong truyện, Triệu Mẫn nói ông ta thích hợp làm quản gia và tuổi của Thọ Nam Sơn cũng không còn trẻ, ít nhất cũng ngoài 50 tuổi. Như vậy có thể thấy, Thọ Nam Sơn sống ít nhất tới khi ngoài trăm tuổi. Trong truyện Kim Dung, Trương Tam Phong không phải thần tiên, không có chuyện sống được vài trăm tuổi. Vậy nên, tuổi thọ của Thọ Nam Sơn quả thực có thể sánh ngang với Trương Tam Phong.
Đoàn Dự là một ví dụ điển hình. Lần đầu tiên rời khỏi Đại Lý, chàng không hề biết võ công. Thế nhưng, tại Vô Lượng sơn động, Đoàn Dự lại may mắn có được hai tuyệt học Bắc Minh Thần Công và Lăng Ba Vi Bộ.
Đoàn Dự là một trong những nhân vật gặp được kỳ ngộ võ công tuyệt học trong thế giới kiếm hiệp của Kim Dung. (Ảnh: Sohu)
Hư Trúc cũng tương tự, khi mới rời khỏi Thiếu Lâm Tự, võ công của chàng rất yếu. Nhưng tại Lôi Cổ sơn, Hư Trúc đã được Vô Nhai Tử truyền thụ hơn 70 năm nội lực.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký cũng có nhiều nhân vật có số phận vô cùng kỳ lạ. Người may mắn nhất phải kể đến Trương Vô Kỵ. Tuy tuổi thơ bất hạnh nhưng khi trưởng thành, Trương Vô Kỵ lại được ông trời chiếu cố. Chàng có được Cửu Dương Thần Công, Càn Khôn Đại Na Di, Thái Cực Quyền Kiếm cùng thân phận Giáo chủ Minh Giáo. Bên cạnh đó, Trương Vô Kỵ còn có bốn mỹ nhân vây quanh.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký thì Trương Vô Kỵ cũng là một nhân vật có số phận vô cùng kỳ lạ. (Ảnh: Sohu)
Người thứ hai là Quách Tương, tổ sư phái Nga Mi. Dù cha mẹ đều mất và không tìm được Dương Quá, nhưng Quách Tương lại là người duy nhất mà Kim Dung cảm thấy có lỗi và muốn đền bù. Có lẽ như một số độc giả nhận xét, ban đầu Kim Dung muốn Quách Tương và Dương Quá đến với nhau. Nhưng vì nhiều người phản đối nên ông đành để Tiểu Long Nữ "hồi sinh". Sau đó, Kim Dung đã bù đắp cho nàng bằng thân phận tổ sư phái Nga Mi.
Số phận kỳ lạ của nhân vật "Vạn Thọ Vô Cương" Thọ Nam Sơn
Tuy nhiên, Ỷ Thiên Đồ Long Ký còn xuất hiện một nhân vật vô cùng đặc biệt. Người này không có kỳ ngộ, cũng không có võ công, vậy mà lại sống thọ ngang ngửa Trương Tam Phong.Người đó chính là "Vạn Thọ Vô Cương" Thọ Nam Sơn. Sau khi bị Huyền Minh Nhị Lão đánh trọng thương, Trương Vô Kỵ đã cùng Triệu Mẫn trốn vào rừng sâu. Tại đây, họ tình cờ gặp Thọ Nam Sơn. Ông dù là người trong giang hồ nhưng không có nhiều võ công, chỉ muốn kiếm sống qua ngày và "lá gan cũng nhỏ" nên đã bị Triệu Mẫn lợi dụng.
Thọ Nam Sơn là người không có kỳ ngộ, cũng không có võ công, vậy mà lại sống thọ ngang ngửa Trương Tam Phong. (Ảnh: Sohu)
Thọ Nam Sơn học võ thì chẳng bằng ai, chỉ có cách ăn nói "uyển chuyển" và tài "đi chợ nấu cơm" là giỏi. Khi bị Triệu Mẫn "dọa chết" thì lập tức vô cùng nghe lời. Triệu Mẫn nghiêm mặt nói: "Chỉ là ngươi cả đời phải sống ở phương nam. Hễ thấy băng tuyết là sẽ mất mạng ngay. Ngươi mau chóng đi về phía nam, nơi ở càng nóng càng tốt. Nếu bị cảm mạo, ho hen thì rất nguy hiểm."
Trên thực tế, Triệu Mẫn bảo ông ta đến phương nam là để ngăn ông ta đi về phương bắc, tránh việc ông ta cùng đồng bọn đến truy sát hai người. Kết quả, Thọ Nam Sơn lại tin là thật, ông ta bái biệt hai người, vừa ra khỏi miếu đã đi về phía nam. Quả nhiên cả đời ông ta sống ở Lĩnh Nam (vùng phía nam Ngũ Lĩnh, tức vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc), cẩn thận giữ gìn sức khỏe, không dám để bản thân nhiễm lạnh. Mãi đến niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh mới qua đời. Tuy không phải "vạn thọ vô cương" thật sự nhưng cũng được hưởng thọ.
Lúc này, Trương Vô Kỵ được sinh ra thì Trương Tam Phong đã khoảng 90 tuổi. (Ảnh: Sohu)
Lúc Trương Vô Kỵ được sinh ra thì Trương Tam Phong đã khoảng 90 tuổi. Vậy nên khi Trương Vô Kỵ 20 tuổi thì Trương Tam Phong khoảng 110 tuổi. Theo sử sách ghi chép, Trương Tam Phong sinh năm 1247. Như vậy, việc Thọ Nam Sơn gặp Trương Vô Kỵ xảy ra vào khoảng năm 1357. "Vĩnh Lạc" là niên hiệu của vị hoàng đế thứ ba nhà Minh, Minh Thành Tổ Chu Đệ, tại vị bắt đầu từ năm 1402 đến năm 1424. Thọ Nam Sơn chết vào niên hiệu Vĩnh Lạc, ước tính ông ta mất vào năm 1413, tức là 56 năm sau khi gặp Trương Vô Kỵ.
Theo nội dung trong truyện, Triệu Mẫn nói ông ta thích hợp làm quản gia và tuổi của Thọ Nam Sơn cũng không còn trẻ, ít nhất cũng ngoài 50 tuổi. Như vậy có thể thấy, Thọ Nam Sơn sống ít nhất tới khi ngoài trăm tuổi. Trong truyện Kim Dung, Trương Tam Phong không phải thần tiên, không có chuyện sống được vài trăm tuổi. Vậy nên, tuổi thọ của Thọ Nam Sơn quả thực có thể sánh ngang với Trương Tam Phong.